Mộng du và cách phòng ngừa hiệu quả
Bạn đã bao giờ nghe thấy hai từ "Mộng du" chưa??? Có lẽ bạn sẽ rất tò mò muốn tìm hiểu về nó nhưng chưa có câu trả lời chính xác nhất!!! Vậy hãy để hanvico.net cùng đưa bạn đến những kiến thức mới đầy thú vị này nhé.
Mộng du là một hiện tượng dối loạn về hành vi nguyên nhân là do ngủ quá sâu giấc, người ngủ sẽ đi bộ hoặc có các hành vi phức tạp trong suốt quá trình ngủ, nó thường xảy ra đối với trẻ ở độ tuổi từ 6-12 và có thể diễn ra nhiều lần.
Những hiện tượng này có thể khiến người mông du tự gây nguy hiểm cho chính mình vì họ không kiểm soát được các hành vi của mình. Vậy hãy cùng bắt tay tìm hiểu về hiện tượng này nhé.
Mộng du là gì?
Mộng du có tên khoa học là Somnambulism hoặc Noctambulism, là một hiện tượng kết hợp giữa giấc ngủ và sự tỉnh táo, là một dấu hiệu của tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến chúng ta thức giấc và đi lại trong khi đang ngủ.
Hiện tượng mộng du thường xảy ra khi một người đang đi từ giai đoạn của giấc ngủ sâu sang giai đoạn giấc ngủ nhẹ hơn hoặc chuyển sang trạng thái tính táo. Đa phần những người mộng du khi tỉnh giấc đều không nhận thức và nhớ lại được những gì họ đã làm trong khi ngủ.
Tình trạng mộng du có thể đơn giản chỉ là việc ngồi dậy trong khi ngủ, các hoạt động đi lại hoặc phức tạp hơn như việc di chuyển đồ đạc, đi vệ sinh, một số người khác thậm chí lái xe trong khi đang ngủ. Mỗi lần mộng du có thể chỉ diễn ra trong một vài dây nhưng cũng có khi kéo dài đến cả nửa tiếng hoặc thậm chí là lâu hơn.
Mộng du chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng cũng không ngoại trừ khả năng xuất hiện
Triệu chứng mộng du
Dấu hiệu rõ nét nhất của hiện tượng mộng du chính là việc thức giấc ra khỏi giường và đi bộ xung quanh. Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu khác như:
– Mở mắt trong khi ngủ.
– Biểu cảm khuôn mặt trống rỗng.
– Đang ngủ thì bất chợt ngồi dậy và di chuyển trong vô thức.
– Di chuyển đi lại trong khi đang ngủ.
– Nhầm lẫn, mất phương hướng khi thức giấc.
– Nói chuyện 1 mình trong giắc ngủ hoặc la hét.
– Không nhớ lại bất kỳ sự kiện nào diễn ra trong giấc mơ khi thức giấc.
Nguyên nhân mộng du
Cho đến hiện tại nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mộng du là chưa rõ ràng, các chuyên gia y tế đã đưa ra một số giả thuyết tại sao nó có thể xảy ra như việc trì hoãn sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương, thiếu ngủ hoặc do cơ thể bị sốt, mệt mỏi quá mức.
Bên cạnh đó, tình trạng mộng du xảy ra cũng có thể là do một số yếu tố nguy cơ sau như:
Tình trạng mộng du phổ biến nhiều hơn ở trẻ em so với người lớn và có thể di truyền nếu cùng huyết thống. Một nghiên cứu cho thấy chứng mộng du xảy ra ở 45% trẻ em có cha hoặc mẹ thường xuyên bị mộng du; nếu cả cha và mẹ đều bị mộng du thì con số này tăng lên 60%.
Ở trẻ em mộng du thường xuất hiệu do việc thay đổi thói quen như cảm thấy mệt mỏi hoặc không ngủ đủ giấc, thời gian ngủ không đều đặn; thường xuyên phải sống trong môi trường khác biệt và ồn ào hoặc do việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh liều cao.
Tình trạng mộng du cũng có thể xảy ra tương tự ở người lớn do các vấn đề như rối loạn hơi thở trọng khi ngủ, bị các chấn thương ở phần đầu hoặc có tiền sử về bệnh trào ngược dạ dày.
Mộng du có hại không?
Bản thân tình trạng mộng du không có hại nhưng chúng có thể gây nguy hiểm cho người gặp phải vì trong tình trạng không tỉnh táo thì những người mộng du sẽ không nhận ra mình đang làm gì và việc đó gây hại đến mức nào.
Một người mộng du sẽ không ý thức được mình đang làm gì nên các hành vi của họ trong lúc này sẽ trở lên nguy hiểm. Theo một nghiên cứu được công bố trên trang Annals of Neurology cho thấy mộng du là nguyên nhân hàng đầu gây ra các thương tích cho bản thân liên quan đến giấc ngủ. Đôi khi, người mộng du có thể đi dạo ra khỏi nhà, trèo ra khỏi cửa sổ hoặc thậm chí nhảy vào xe và bắt đầu lái xe.
Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng mộng du là nguyên nhân hàng đầu của bạo lực liên quan đến giấc ngủ bởi khi chúng ta cố gắng đánh thức một người mộng du có thể khiến họ trở nên bàng hoàng, mất phương hướng hoặc thậm chí là gây hại cho những người đang tỉnh táo.
Cách bảo vệ người mộng du
Bởi vì những người mộng du sẽ lang thang trong vô thức và có nguy cơ vô tình làm hại chính họ hoặc thậm chí làm hại người khác nên chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn như:
– Thiết lập một báo động có sẵn: Gắn chuông vào cửa phòng ngủ của người mộng du sẽ rung lên nếu họ mở nó. Chuông sẽ giúp đánh thức bạn dậy để bạn đưa người mộng du trở lại giường sớm hơn.
– Đảm bảo toàn bộ các cửa được đóng kín khi có thành viên trong gia đình bị mộng du để họ không thể đi ra ngoài.
– Để các vật nguy hiểm sắc nhọn như dao, kéo trong ngăn tủ hoặc những vị trí ngoài tầm với thay vì để gần giường hoặc những vị trí dễ lấy.
– Sắp xếp phòng ngủ gọn gàng, không để các vật dụng lộn xộn cũng là cách để ngăn ngừa những mối nguy hiểm cho người mộng du.
– Cất giữ chìa khóa xe ở những vị trí an toàn.
– Nếu gia đình có trẻ em thì không được để chúng ngủ trên giường tầng vì có thể làm chúng bị ngã và gây ra các vết thương.
– Không cố đánh thức người mộng du vì họ có thể giật mình và phản kháng lại khiến bạn bị thương. Hãy nhẹ nhàng xoay và đưa họ trở về chiếc giường bằng những câu nói bình tĩnh và trấn an.
Cách phòng ngừa chứng mộng du
Thông thường không cần phải điều trị cụ thể cho chứng mộng du. Chúng ta có thể thiết lập các biện pháp an toàn cần thiết để ngăn ngừa việc xảy ra thương tích như thay đổi môi trường xung quánh phòng ngủ để kiến tạo những giấc ngủ ngon.
Để ngăn chặn tình trạng này có thể áp dụng một số biện pháp ngăn chặn như:
– Tránh sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích hệ thần kinh trung ương vì những sản phẩm này rất dễ dẫn đến hiện tượng mộng du.
– Luôn giữ tinh thần tỉnh táo và thoái mái nhất để giảm thiểu mọi lo âu và căng thẳng để tình trạng mộng du không tồi tệ.
– Chỉ nên đi ngủ vào một khung giờ nhất định mỗi tối và thức giấc vào một khung giờ cố định, không để giấc ngủ bị gián đoạn. Để có được giấc ngủ trọn vẹn nhất hãy đầu tư một bộ chăn ga gối đệm chất lượng. Đến với Hanvico.net đảm bảo bạn sẽ mua được bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình.
– Cố gắng tập thể dụng ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ngủ ngon hơn. Để có được lợi ích tối đa nhất thì chúng ta nên tập thể dục trong khoảng trước 5 – 6 giờ trước lúc đi ngủ.
– Tuyệt dối tránh xa các chất kích thích và bia rượu.
– Nếu thường xuyên bị khó ngủ từ đêm này qua đêm khác hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng của mình và có những lời khuyên đúng đắn nhất.
Kết luận
Tình trạng mộng du có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào do vậy chúng ta không được chủ quan mà phải chủ động phòng tránh bằng việc tìm mọi cách để chăm sóc tốt nhất cho giấc ngủ của mình mỗi ngày. tốt nhất. Hãy đến với Đệm Vip để chọn lựa cho mình bộ chăn ga gối đệm tốt cho sức khỏe và tận hưởng trọn vẹn giấc ngủ ngon mỗi ngày nhé.
Liên hệ ngay Hotline: 0941.466.968 để được nhân viên tư vấn miễn phí nhé!!!